HIỂU VỀ BỆNH

để chủ động phòng ngừa hiệu quả

Mục đích chủng ngừa là làm giảm tỷ lệ bệnh và tử vong 1,2,3

1. WHO Wkly Epidemiol Rec 2007; 82: 51–60;

2. WHO Wkly Epidemiol Rec 2011; 86: 301–16;

3. WHO Wkly Epidemiol Rec 2009; 84: 349–60;

Thủy đậu

1. Bệnh thủy đậu là bệnh gì?

Bệnh thủy đậu (còn gọi là bệnh trái rạ), là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do varicella-zoster (VZV) gây ra. Biểu hiện của bệnh là các phát ban, mụn nước, phồng rộp ngoài da chứa dịch mủ gây ngứa và thành vảy sau đó. Bệnh thủy đậu có thể nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng1,2.

 

Thủy đậu là một bệnh có mức độ lây lan cao. Nếu một người mắc bệnh này thì khoảng 9 trong số 10 người ở gần người đó không được bảo vệ khỏi bệnh thủy đậu cũng sẽ bị nhiễm bệnh.

 

Hình 1. Virus varicella-zoster
(Nguồn: GSK Brand Hub)

2. Bệnh thủy đậu lây lan như thế nào?

Bệnh thủy đậu lây truyền dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp gần gũi với người mắc bệnh thủy đậu hoặc bệnh zona. Lây trực tiếp qua đường không khí từ các giọt bắn đường hô hấp hoặc chất dịch của nốt phỏng. Lây gián tiếp qua các đồ vật vừa mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng.

 

Virus thủy đậu (VZV) cũng là tác nhân gây bệnh zona. Vì vậy, người mắc bệnh zona cũng có thể lây truyền virus này sang những người chưa có miễn dịch (chưa từng mắc thủy đậu hoặc chưa được chủng ngừa) và gây bệnh thủy đậu2.

3. Bệnh thủy đậu có các triệu chứng gì?

Triệu chứng thủy đậu là phát ban, sau đó hình thành những mụn nước gây ngứa ngáy và cuối cùng đóng thành vảy. Vị trí phát ban có thể ở ngực, lưng và mặt, sau đó lan toàn bộ cơ thể. Bệnh thường kéo dài khoảng 4-7 ngày.3

 

Một số dấu hiệu thủy đậu có thể xuất hiện sớm như:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Ăn mất ngon
  • Đau đầu
 

Các triệu chứng thường kéo dài khoảng một tuần. Trong một số trường hợp, thủy đậu có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng.

 

Hình 2. Biểu hiện ngứa và rát
(Nguồn: Freepik, Accessed 30th May 2024)

 

Một số người đã được chủng ngừa thủy đậu vẫn có thể mắc bệnh, Tuy nhiên, họ thường có các triệu chứng nhẹ hơn, ít hoặc không có mụn nước (hoặc chỉ có đốm đỏ), sốt nhẹ hoặc không sốt và thời gian ốm ngắn hơn so với những người không được tiêm ngừa.

4. Bệnh thủy đậu có phải là bệnh nhẹ không?

Người khỏe mạnh mắc thủy đậu thường không dẫn đến các vấn đề sức khỏe nặng. Tuy nhiên, bệnh có thể nghiêm trọng và kèm theo các biến chứng ở một số đối tượng như2,4:

 
  • Người có miễn dịch bị suy yếu do bệnh hoặc do thuốc mà chưa được chủng ngừa thủy đậu đầy đủ:
    • Người mắc bệnh ung thư
    • Dùng thuốc ức chế miễn dịch, đang điều trị hóa trị, hoặc sử dụng steroid kéo dài
 
  • Phụ nữ mang thai chưa được chủng ngừa thủy đậu đầy đủ
  • Trẻ sơ sinh có mẹ bị thủy đậu từ năm ngày trước đến hai ngày sau sinh
 

Các biến chứng của thủy đậu bao gồm:

  • Nhiễm trùng da: thường gặp ở trẻ
  • Viêm phổi: phổ biến ở người lớn. Vào ngày thứ 3 - 5 sau khi phát bệnh. Biểu hiện như ho nhiều, ho ra máu, khó thở và tức ngực. 
  • Viêm não 
 

Một số trường hợp nghiêm trọng do thủy đậu có thể cần nhập viện, thậm chí là tử vong.

5. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh thủy đậu?

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ: “Cách tốt nhất để phòng bệnh thủy đậu là tiêm vắc xin thủy đậu”1. Mọi người—kể cả trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn—nên tiêm hai liều vắc xin thủy đậu nếu họ chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa bao giờ được tiêm phòng.

 

Việc chủng ngừa còn đặc biệt quan trọng với nhân viên y tế, người chăm sóc người cao tuổi hoặc giáo viên, phụ nữ trong độ tuổi sinh con, du khách quốc tế…5

 

Hình 3. Người lớn chủng ngừa
(Nguồn: Freepik, Accessed 8th May 2024)

 

Hãy gặp bác sĩ để tìm hiểu thêm thông tin về bệnh và việc chủng ngừa thủy đậu cho bản thân và gia đình bạn.

 

Tài liệu tham khảo: 
1.    About chickenpox | CDC. (n.d.-b). https://www.cdc.gov/chickenpox/about/index.html (Accessed March 24, 2024)
2.    Chickenpox for HCPs. (2024d, March 7). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/chickenpox/hcp/index.html, (Accessed March 24, 2024)
3.    Chickenpox signs and symptoms. (2021, April 28). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/chickenpox/about/symptoms.html (Accessed March 24, 2024)
4.    Chickenpox complications. (2022, October 21). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/chickenpox/about/complications.html (Accessed March 24, 2024)
5.    Chickenpox vaccination: what everyone should know | CDC. (n.d.). https://www.cdc.gov/vaccines/vpd/varicella/public/index.html, (Accessed March 24, 2024)

Code: NP-VN-AVU-WCNT-240002 ADD 07/2024

Tài liệu dành cho công chúng

Tiêm chủng cần cho bạn Lịch tiêm ngừa Địa điểm tiêm ngừa