HIỂU VỀ BỆNH

để chủ động phòng ngừa hiệu quả

Mục đích chủng ngừa là làm giảm tỷ lệ bệnh và tử vong 1,2,3

1. WHO Wkly Epidemiol Rec 2007; 82: 51–60;

2. WHO Wkly Epidemiol Rec 2011; 86: 301–16;

3. WHO Wkly Epidemiol Rec 2009; 84: 349–60;

Não mô cầu

1. Bệnh do não mô cầu là gì?

Bệnh do não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra1. Đây là một bệnh nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời2.

 

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ em dưới 5 tuổi, thanh thiếu niên hoặc người trẻ (từ 14-20 tuổi) và người già trên 65 tuổi2,3.

 

Hiện nay, đã phát hiện 13 nhóm huyết thanh gây bệnh do não mô cầu. Ở Việt Nam, tác nhân gây bệnh chủ yếu là nhóm B (chiếm đến 90% số ca bệnh)4

 

Hình 1. Vi khuẩn não mô cầu nhóm B
(Nguồn: GSK brand hub, accessed 8th May 2024)

 

Bệnh do não mô cầu có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm vắc xin não mô cầu cho các nhóm huyết thanh hay gây bệnh: A, B, C, W, Y4. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn về việc chủng ngừa bệnh do não mô cầu hiệu quả!

2. Bệnh do não mô cầu lây truyền như thế nào?

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp khi người lành hít phải các giọt nhỏ dịch tiết mũi họng có nhiễm vi khuẩn Neisseria meginitidis khi tiếp xúc gần với người bệnh (như ho hoặc hôn).5

3. Ai có nguy cơ mắc bệnh do não mô cầu?

Bệnh do não mô cầu có thể gặp ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, một số đối tượng dễ mắc bệnh do não mô cầu nhất bao gồm2,6:

 
  • Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, sau đó là từ 1–4 tuổi
  • Thanh niên từ 14 – 20 tuổi và người già trên 65 tuổi
  • Những người sống trong môi trường đông đúc như ký túc xá hoặc doanh trại quân đội
  • Người mắc suy giảm miễn dịch (HIV, đã phẫu thuật cắt lách hoặc mất chức năng lách)
  • Người đến các khu vực dịch tễ lưu hành 

4. Triệu chứng khi mắc bệnh do não mô cầu

Thời kì ủ bệnh trung bình là 4 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn2.

 

Các thể lâm sàng và triệu chứng thường gặp:

 
  • Viêm màng não do não mô cầu: 

Đây là thể lâm sàng phổ biến nhất của bệnh do não mô cầu (50%). Viêm màng não là tình trạng viêm màng não và tủy sống. Các triệu chứng của viêm màng não do NMC bao gồm: sốt, đau đầu, cứng cổ, buồn nôn và nôn, táo bón, gáy cứng, rối loạn ý thức, li bì, kích thích vật vã, có thể co giật, hôn mê.

 
  • Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu, có thể kèm (35 - 40%) hoặc không kèm với tình trạng viêm màng não (10 - 15%): 

Đây là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn não mô cầu xâm nhập vào máu. Các triệu chứng của nhiễm trùng huyết do não mô cầu bao gồm sốt, ớn lạnh, nhịp tim nhanh, khó thở và phát ban xuất huyết.

 
  • Viêm phổi: 

Viêm phổi do não mô cầu là một bệnh lý ít gặp hơn, nhưng có thể dẫn đến tử vong. Các triệu chứng của viêm phổi do não mô cầu bao gồm sốt, ho, khó thở, và đau ngực.

5. Phòng ngừa bệnh não mô cầu

Tiêm vắc xin ngừa bệnh do não mô cầu là biện pháp hiệu quả và an toàn nhất để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Hiện nay đã có các loại vắc xin phòng bệnh não mô cầu nhóm A, B, C, W, Y; bao gồm4:

 
  • Vắc xin não mô cầu tứ giá cộng hợp (Quadrivalent Meningococcal Conjugate Vaccines) phòng ngừa não mô cầu nhóm A, C, W, Y
    • MenACWY-D 
    • MenACWY-CRM 
    • MenACWY-TT
 
  • Vắc xin não mô cầu nhóm B (Serogroup B Meningococcal Vaccines): 
    • MenB-4C
    • MenB-FHbp
 
  • Vắc xin não mô cầu ngũ giá (Pentavalent Meningcoccal or MenABCWY)
 

Hình 2: Phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm vắc xin não mô cầu
(Nguồn: freepik, acccessed 30th May 2024)

 

Hãy gặp bác sĩ để tìm hiểu thông tin về bệnh và việc chủng ngừa bệnh não mô cầu cho bản thân và gia đình bạn.

 

Tài liệu tham khảo:
1.    PinkBook: Meningococcal Disease | CDC. (n.d.). https://www.cdc.gov/vaccines/pubs/pinkbook/mening.html#Neisseria, (Access March 16, 2024)
2.    Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm não mô cầu, Quyết định số 975/QĐ-BYT ngày 29 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội.
3.    Meningococcal disease risk factors | CDC. (n.d.). https://www.cdc.gov/meningococcal/about/risk-factors.html, (Access March 16, 2024)
4.    Hội Y học Dự Phòng Việt Nam. (2023). Khuyến cáo lịch tiêm chủng vắc xin cho mọi lứa tuổi ở Việt Nam (2nd ed.). Nhà xuất bản Y học.
5.    Meningococcal disease causes and how it spreads | CDC. (n.d.). https://www.cdc.gov/meningococcal/about/causes-transmission.html, (Access March 16, 2024)
Meningococcal disease risk factors | CDC. (n.d.-b). https://www.cdc.gov/meningococcal/about/risk-factors.html, (Access March 16, 2024)

Code: NP-VN-AVU-WCNT-240002 ADD 07/2024

Tài liệu dành cho công chúng

Tiêm chủng cần cho bạn Lịch tiêm ngừa Địa điểm tiêm ngừa