Bạch hầu
1. Bệnh bạch hầu là gì?
Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi khuẩn bạch hầu Corynebacteria diphtheriae gây ra. Vi khuẩn thường gây bệnh trên đường hô hấp, da hoặc ở trạng thái người mang bệnh không có triệu chứng1.
Hình 1. Vi khuẩn bạch hầu
(Nguồn: Freepik, Accessed 8th May 2024)
Vi khuẩn bệnh bạch hầu tiết ra chất độc tạo màng trắng giả mạc (màng giả) ở amiđan, hầu họng, thanh quản, mũi hay ở các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Bệnh bạch hầu có tỉ lệ tử vong cao đến 20% ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 402. Vì vậy, việc chủ động phòng ngừa là cần thiết để bảo vệ bản thân và người xung quanh khỏi bạch hầu.
Hãy gặp bác sĩ để tìm hiểu thêm thông tin về việc chủng ngừa căn bệnh này!
2. Đường lây truyền của bệnh bạch hầu
Vi khuẩn bạch hầu có thể lây qua giọt bắn đường hô hấp khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây qua vết thương hở trên da hoặc khi tiếp xúc gián tiếp với đồ vật có dính chất tiết, giọt bắn của người bệnh.1
Ngoài ra, người nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng cũng có thể trở thành nguồn lây cho những người xung quanh.1
3. Nguy cơ mắc bệnh bạch hầu ở người lớn
Bệnh bạch hầu thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi và những người chưa tiêm đầy đủ vắc xin phòng ngừa bạch hầu.
4. Triệu chứng bệnh bạch hầu
Biểu hiện của bệnh bạch hầu có thể khác nhau tùy vào vị trí vi khuẩn gây bệnh, thường gặp ở đường hô hấp (mũi, họng, thanh quản, khí phế quản). Ngoài ra, bệnh có thể gặp ở da và mắt…4
Hình 2: Biểu hiện của bệnh bạch hầu có thể là lớp màng giả màu trắng, xám tích tụ
(Nguồn: GSK)
- Bạch hầu họng: thường gặp nhất với các triệu chứng:
- Mệt mỏi, đau họng, chán ăn và sốt nhẹ
- Trong vòng 2-3 ngày, ở cổ họng hoặc mũi xuất hiện lớp màng giả màu trắng, xám tích tụ, có thể gây cản trở việc thở hoặc nuốt.
- Một số trường hợp, người bệnh có thể bị sưng nề ở vùng dưới hàm và hạch cổ làm cổ bạnh như cổ bò
- Bạch hầu mũi trước:
- Sổ mũi, chảy mủ nhầy đôi khi có máu
- Lớp màng trắng ở vách mũi
- Bạch hầu thanh quản: thường tiến triển nhanh và nguy hiểm
- Có dấu hiệu sốt nhẹ, ho và khàn tiếng
- Lớp màng giả ở hầu họng lan xuống vùng thanh quản, có thể gây tắc đường thở, dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
6. Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu
-
Vắc xin 3 trong 1 Tdap (ngừa 3 bệnh bạch hầu-ho gà-uốn ván): chỉ định cho trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn
- Vắc xin Td (phòng ngừa bạch hầu và uốn ván): chỉ định cho trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn
Theo khuyến cáo của hội Y học Dự phòng, ở người có bệnh mạn tính như bệnh phổi (COPD, hen phế quản,), tim mạch, đái tháo đường nên được tiêm nhắc lại vắc xin ho gà vô bào – bạch hầu – uốn ván (Tdap) hay Td mỗi 10 năm.
Hãy gặp bác sĩ để tìm hiểu thêm thông tin về bệnh và việc chủng ngừa bạch hầu cho bản thân và gia đình bạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diphtheria: causes and how it spreads | CDC. (n.d.). https://www.cdc.gov/diphtheria/about/causes-transmission.html (Accessed March 24, 2024)
2. Clinical Information | CDC. (n.d.). https://www.cdc.gov/diphtheria/clinicians.html (Accessed March 24, 2024)
3. Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu, Quyết định số 2957/QĐ-BYT ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội.
4. Bạch hầu: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và phòng ngừa bằng vắc-xin (benhviennhitrunguong.gov.vn) (Accessed March 24, 2024)
5. Diagnosis, treatment, and complications | CDC. (n.d.). https://www.cdc.gov/diphtheria/about/diagnosis-treatment.html (Accessed March 24, 2024)
6. Vaccines for diphtheria | CDC. (n.d.). https://www.cdc.gov/vaccines/vpd/diphtheria/index.html?CDC_AA_refVal=https%3A%2F%2Fwww.cdc.gov%2Fdiphtheria%2Fvaccination.html (Accessed March 24, 2024)
7. Preventing diphtheria | CDC. (n.d.). https://www.cdc.gov/diphtheria/about/prevention.html (Accessed March 24, 2024)
8. Hội Y học Dự Phòng Việt Nam. (2023). Khuyến cáo lịch tiêm chủng vắc xin cho mọi lứa tuổi ở Việt Nam (2nd ed.). Nhà xuất bản Y học.