HIỂU VỀ BỆNH

để chủ động phòng ngừa hiệu quả

Mục đích chủng ngừa là làm giảm tỷ lệ bệnh và tử vong 1,2,3

1. WHO Wkly Epidemiol Rec 2007; 82: 51–60;

2. WHO Wkly Epidemiol Rec 2011; 86: 301–16;

3. WHO Wkly Epidemiol Rec 2009; 84: 349–60;

Cúm mùa

1. Cúm là bệnh gì?

Cúm là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do virus cúm (influenzae virus) gây ra. Hầu hết bệnh có thể hồi phục. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Người lớn trên 65 tuổi hoặc người mắc bệnh lý nền có nguy cơ cao gặp biến chứng cúm1,2.

 

Tiêm vắc xin cúm hằng năm là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước bệnh cúm và nguy cơ biến chứng nặng do cúm3

2. Nguyên nhân gây bệnh cúm là gì?

Virus cúm (influenzae virus) là nguyên nhân gây bệnh cúm. Có 2 chủng virus cúm gây bệnh phổ biến ở người gồm: A và B. Trong đó, virus cúm A là loại virus có thể gây ra đại dịch cúm toàn cầu. Đặc biệt, chúng có khả năng tạo các biến thể mới và lây bệnh cho người. Các bệnh phổ biến ở người thuộc virus cúm A gồm H1N1 và H3N24.

 

Hình 1: Ảnh Virus cúm dạng H1N1
(Nguồn internet: Freepik, Accessed 8th May, 2024)

 

Hình 2: Ảnh Virus cúm dạng H3N2
(Nguồn internet: Freepik, Accessed 8th May, 2024)

3. Triệu chứng bệnh cúm là gì?

Cúm có thể gây bệnh từ nhẹ đến nặng và đôi khi dẫn đến tử vong. Các triệu chứng cúm thường xuất hiện đột ngột. Những người bị cúm thường cảm thấy một số hoặc tất cả các triệu chứng sau2:

 

Hình 3: Chảy nước mũi/nghẹt mũi là triệu chứng phổ biến khi bị cúm
(Nguồn internet: Freepik, Accessed 8th May, 2024)

 
  • Sốt hoặc cảm thấy sốt/ớn lạnh
  • Ho
  • Đau họng
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Đau cơ hoặc cơ thể
  • đau đầu
  • Mệt mỏi 
 

Cúm có thể gây nôn mửa hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên, triệu chứng này thường gặp ở trẻ em hơn người lớn.

4. Đường lây truyền của bệnh cúm

Virus cúm lây lan chủ yếu qua giọt bắn đường hô hấp khi người bị cúm ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Người khỏe mạnh mắc bệnh khi hít phải hoặc đưa vào mũi, miệng giọt bắn này. Ít gặp hơn, một người có thể bị cúm khi chạm vào bề mặt hoặc đồ vật có virus cúm trên đó, sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc có thể là mắt của họ.5

5. Ai có nguy cơ cao mắc bệnh cúm?

Bất cứ ai cũng có thể bị cúm (ngay cả những người khỏe mạnh) và các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến cúm. Nhưng một số người có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng hơn nếu họ bị bệnh, bao gồm6

 
  • Người trên 65 tuổi
  • Người mắc bệnh mạn tính (như hen suyễn, tiểu đường hoặc bệnh tim)
  • Người béo phì
  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ em dưới 5 tuổi

6. Biến chứng của bệnh cúm có thể gặp phải?

Hầu hết người bệnh cúm sẽ hồi phục trong vài ngày, nhưng ở một số người, bệnh có thể diễn tiến nặng và gây các biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng thường gặp bao gồm2:

 
  • Viêm phổi: là một trong những biến chứng nghiêm trọng
  • Nhiễm trùng tai và xoang
  • Viêm cơ tim
  • Viêm não hoặc các mô cơSuy đa cơ quan (như suy hô hấp và suy thận)
 

Các biến chứng của bệnh cúm có thể khiến tình trạng bệnh mạn tính trở nên trầm trọng hơn, ví dụ như:

  • Người bệnh hen suyễn có thể lên cơn hen khi bị cúm
  • Người mắc bệnh tim hoặc có tiền sử đột quỵ có nguy cơ cao hơn tiến triển nặng7.

7. Phòng ngừa bệnh cúm như thế nào?

Bước đầu tiên và quan trọng nhất để phòng ngừa cúm là tiêm vắc xin cúm hàng năm.3,8

 

Vắc xin cúm đã được chứng minh là làm giảm các bệnh liên quan đến cúm và nguy cơ biến chứng cúm nghiêm trọng có thể dẫn đến nhập viện hoặc thậm chí tử vong. 

 

Ngoài ra, cũng cần thực hiện các hành động phòng ngừa hàng ngày: như tránh xa những người bị bệnh, che miệng khi ho và hắt hơi cũng như rửa tay thường xuyên.

 

Hãy gặp bác sĩ để tìm hiểu thêm thông tin về bệnh và việc chủng ngừa cúm cho bản thân và gia đình bạn.

 

Tài liệu tham khảo: 
1.    About flu. (2023b, May 2). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/flu/about/index.html (Accessed May 9, 2024)
2.    Flu symptoms & complications. (2022, October 3). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/flu/symptoms/symptoms.htm (Accessed May 9, 2024)
3.    Prevent seasonal flu. (2024, March 20). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/flu/prevent/index.html (Accessed May 9, 2024)
4.    CDC US. Types of Influenza Viruses. https://www.cdc.gov/flu/about/viruses/types.htm (Accessed May 9, 2024)
5.    How flu spreads. (2024, March 22). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/flu/about/disease/spread.htm, (Accessed May 9, 2024)
6.    Key facts about Influenza (FLU). (2024b, March 22). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/flu/about/keyfacts.htm, (Accessed May 9, 2024)
7.    CDC US. Heart Disease & Stroke. https://www.cdc.gov/flu/highrisk/heartdisease.htm (Accessed May 9, 2024)
8.    How to prevent flu. (2024, March 20). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/flu/prevent/prevention.htm (Accessed May 9, 2024)

Code: NP-VN-AVU-WCNT-240002 ADD 07/2024

Tài liệu dành cho công chúng

Tiêm chủng cần cho bạn Lịch tiêm ngừa Địa điểm tiêm ngừa