BỆNH HO GÀ LÀ GÌ?

Bệnh ho gà là bệnh rất dễ lây của đường hô hấp, do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra.1

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH HO GÀ

Những triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện trong 7-10 ngày sau khi nhiễm, gồm sốt, sổ mũi1 và ho húng hắng, tương tự như bệnh cảm thông thường.2

Trong vòng 1-2 tuần, cơn ho ngày càng nặng, các triệu chứng điển hình của ho gà có thể xuất hiện gồm các cơn ho dồn dập, khó thở và kèm theo là tiếng rít như gà khi bệnh nhân hít1,2. Tuy nhiên, trẻ dưới 6 tháng tuổi mắc bệnh có thể không tạo ra tiếng rít khi hít vào.2

Các cơn ho thường tiếp nối dồn dập, trở nặng theo thời gian và thường xảy ra vào ban đêm nhiều hơn.2 Các cơn ho có thể kéo dài đến 10 tuần.2

BÉ DƯỚI 2 THÁNG TUỔI MẮC BỆNH HO GÀ TỪ ĐÂU?

Bệnh nhân ho gà có thể lây bệnh cho người khác4 khi ho hoặc hắt hơi làm bắn ra những giọt dịch tiết.1,4

Bệnh ho gà được ghi nhận là thường lây giữa những người sống cùng nhà3. Bé dưới 2 tháng tuổi có thể mắc bệnh từ cha mẹ, anh chị em, ông bà và những người thân khác ngay khi họ thậm chí không biết mình có bệnh.3

VÌ SAO BÉ DƯỚI 2 THÁNG TUỔI ĐẶC BIỆT DỄ MẮC BỆNH HO GÀ?7

Trẻ dưới 2 tháng tuổi chưa đủ tuổi để tiêm vắc xin ngừa bệnh ho gà.7 Độ tuổi này có nguy cơ cao nhất với biến chứng nặng như phải nhập viện, thậm chí tử vong khi mắc bệnh ho gà.6

CHUYỆN GÌ XẢY RA NẾU BÉ DƯỚI 2 TUỔI THÁNG MẮC BỆNH HO GÀ?

Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi, các biến chứng có thể gồm: cần nhập viện điều trị, viêm phổi, co giật, viêm não và trong một số trường hợp có thể tử vong.2

Theo báo cáo Chương trình Tiêm chủng mở rộng toàn quốc hàng năm tại Việt Nam, có gần 50% các trường hợp mắc ho gà xảy ra ở trẻ dưới 2 tháng tuổi.5

MẸ CÓ THỂ GIÚP BẢO VỆ TRẺ DƯỚI 2 THÁNG TUỔI PHÒNG CHỐNG BỆNH HO GÀ BẰNG CÁCH NÀO?

Trẻ dưới 2 tháng tuổi có thể được bảo vệ tránh mắc bệnh ho gà thông qua các kháng thể của mẹ truyền qua trong giai đoạn mang thai.6

Trao đổi với bác sĩ về chủng ngừa ho gà trong thai kỳ

Thông tin tham khảo:

1. WHO. Immunization, Vaccines and Biologicals--Pertussis. www.who.int/immunization/diseases/pertussis/en/. 2019. Accessed: December 17, 2019. 2. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). Pertussis. In: The Pink Book: Epidemiology and Prevention of Vaccine-Preventable Diseases, Atkinson W et al. (Eds). 12th edn. Washington, DC: Public Health Foundation, 2012. pp. 215–232. 3. Wiley KE et al. Vaccine. 2013; 31:618-25 Sources of pertussis infection in young infants: A-review of key evidence informing targeting of the cocoon strategy. 4. CDC. Pertussis (Whooping Cough). https://www.cdc.gov/pertussis/about/causes-transmission.html Accessed: January, 2020. 5. Báo cáo tổng kết Tiêm chủng mở rộng 2021, Bộ Y tế - Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương - Chương trình tiêm chủng mở rộng. 6. Gkentzi D. et al. Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed 2017;0:F1-F8. doi:10.1136/archdischild-2016-312341. 7. ACOG Committee Opinion. Update on immunization and pregnancy: tetanus, diphtheria, and pertussis vaccination. Number 718, September 2017. [accessed January 2020]. Available at: https://www.acog.org/Resources-And-Publications/Committee-Opinions/Committee-on-Obstetric-Practice/Update-on-Immunization-and-Pregnancy-Tetanus-Diphtheria-and-Pertussis-Vaccination.

Code: NP-VN-BOO-WCNT-220001, ADD: 12/2022