HIỂU VỀ BỆNH

để chủ động phòng ngừa hiệu quả

Mục đích chủng ngừa là làm giảm tỷ lệ bệnh và tử vong 1,2,3

1. WHO Wkly Epidemiol Rec 2007; 82: 51–60;

2. WHO Wkly Epidemiol Rec 2011; 86: 301–16;

3. WHO Wkly Epidemiol Rec 2009; 84: 349–60;

Quai bị

1. Bệnh quai bị là gì?

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm do virus quai bị (Mumps virus) gây ra.

 

Bệnh thường biểu hiện ở trẻ em với dấu hiệu đặc trưng là sưng nề ở vùng cổ, má và hàm do sưng viêm tuyến nước bọt1. Đối với nam giới ở tuổi thiếu niên hoặc trưởng thành, quai bị có thể gây sưng đau tinh hoàn nhưng hiếm khi gây vô sinh2.

 

Vắc xin phòng quai bị là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh quai bị cho con bạn3. Vì vậy, hãy gặp bác sĩ để tìm hiểu thông tin về bệnh và việc chủng ngừa cho trẻ.

2. Đường lây truyền của bệnh quai bị

Quai bị lây qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc các giọt bắn hô hấp khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Người bệnh có thể lây virus cho người khác từ vài ngày trước khi tuyến nước bọt sưng nề và kéo dài 10 ngày sau đó. Vì vậy, người mắc quai bị nên hạn chế tiếp xúc với người khác trong thời gian này.

 

 

Hình 1: Lây truyền bệnh quai bị qua nói chuyện, tiếp xúc trực tiếp

(Nguồn: GSK)

 

Một số người bị nhiễm virus quai bị không biểu hiện rõ triệu chứng, nhưng họ vẫn có thể có khả năng phát tán nguồn bệnh và lây nhiễm cao. 

3. Triệu chứng bệnh quai bị là gì?

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh quai bị là sưng vùng má và quai hàm do viêm tuyến nước bọt ở mang tai.3

 

Hình 2: Sưng vùng má và quai hàm là triệu chứng của quai bị

(Nguồn: GSK)

 

Các triệu chứng thường xuất hiện từ 16 đến 18 ngày sau khi nhiễm virus và bao gồm:

 
  • Sưng nề ở khu vực dưới hàm dưới
  • Sốt
  • Đau đầu, đau cơ
  • Giảm vị giác và mệt mỏi. 
 

Một số người mắc bệnh có triệu chứng rất nhẹ như cảm lạnh hoặc không biểu hiện triệu chứng. Bệnh nhân thường sẽ phục hồi trong thời gian 2 tuần. 

4. Biến chứng của bệnh quai bị là gì?

Quai bị có thể dẫn đến một số các biến chứng như:

 
  • Viêm tinh hoàn làm giảm kích thước tinh hoàn (teo tinh hoàn). Viêm tinh hoàn có thể dẫn đến vô sinh tạm thời hoặc giảm khả năng sinh sản ở nam giới; nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá liệu nó có dẫn đến vô sinh vĩnh viễn hay không.
  • Viêm buồng trứng và/hoặc mô vú (viêm vú)
  • Viêm ở tuyến tụy (viêm tụy)
  • Viêm não (viêm não): có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn tật vĩnh viễn
  • Viêm mô bao phủ não và tủy sống (viêm màng não)
  • Mất thính giác (tạm thời hoặc vĩnh viễn) …

5. Phòng ngừa bệnh quai bị cho trẻ

Vắc xin quai bị là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc quai bị.

 

Hiện nay, vắc xin quai bị được khuyến cáo thường quy trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ nhỏ. Vắc xin này dưới dạng phối hợp ngừa ba bệnh sởi, quai bị và rubella, bao gồm 2 mũi. 

 

Tại Việt Nam, hiện có vắc xin phối hợp sởi, quai bị và rubella được cấp phép để tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi hoặc 12 tháng tuổi tùy loại vắc xin. Điều quan trọng là trẻ cần hoàn thành đúng lịch và đủ liều khuyến cáo để có thể bảo vệ chống lại bệnh.

 

Hãy gặp bác sĩ để tìm hiểu về việc phòng ngừa hiệu quả cho trẻ!

 

Tài liệu tham khảo
1. Mumps | for Healthcare Providers | CDC. (2024, March 7). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/mumps/hcp.html (Accessed May 2024)
2. Mumps complications | CDC. (2021, March 8). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/mumps/about/complications.html (Accessed May 2024)
3. Mumps | Vaccination | CDC. (2021, March 8). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/mumps/vaccination.html (Accessed May 2024)
4. Mumps | Transmission | CDC. (2021, March 8). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/mumps/about/transmission.html (Accessed May 2024)
5. Mumps | Signs and symptoms | CDC. (2021b, March 8). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/mumps/about/signs-symptoms.html (Accessed May 2024)
6. Hội Y học Dự Phòng Việt Nam. (2023). Khuyến cáo lịch tiêm chủng vắc xin cho mọi lứa tuổi ở Việt Nam (2nd ed.). Nhà xuất bản Y học.

 

Code: NP-VN-PVU-WCNT-240013 ADD 07/2024

Tài liệu dành cho công chúng

Tiêm chủng cần cho bạn Lịch tiêm ngừa Địa điểm tiêm ngừa