HIỂU VỀ BỆNH

để chủ động phòng ngừa hiệu quả

Mục đích chủng ngừa là làm giảm tỷ lệ bệnh và tử vong 1,2,3

1. WHO Wkly Epidemiol Rec 2007; 82: 51–60;

2. WHO Wkly Epidemiol Rec 2011; 86: 301–16;

3. WHO Wkly Epidemiol Rec 2009; 84: 349–60;

Ho gà

1. Bệnh ho gà là gì?

Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính gây ra do vi khuẩn Bordetella pertussis. Bệnh có tên gọi là “ho gà” do đặc điểm tiếng ho của trẻ khi mắc bệnh.

 

Ho gà là bệnh nguy hiểm, dễ lây lan, dễ gây biến chứng và tử vong cao ở trẻ em. 

 

Chủng ngừa là biện pháp phòng bệnh tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi bệnh căn bệnh này.

 

Hình 1: Vi khuẩn Bordetella pertussis

(Nguồn: Shutterstock, accessed 19/06/2024.)

2. Bệnh ho gà có lây không?

Ho gà là bệnh rất dễ lây lan. Vi khuẩn có thể lây truyền từ người sang người qua các giọt bắn đường hô hấp khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết ở mũi hoặc hầu họng của người nhiễm bệnh.

 

Người lớn và thanh thiếu niên có thể là nguồn bệnh và lây nhiễm cho trẻ nhỏ mà không hề biết.

3. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ho gà ở trẻ em?

Trẻ em chưa tiêm ngừa hoặc tiêm không đầy liều vắc xin ho gà là đối tượng có nguy cơ cao nhất bị nhiễm bệnh và thường biểu hiện bệnh lý nặng. Các kháng thể từ mẹ không đủ để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nhiễm bệnh.

4. Triệu chứng ho gà trẻ em?

Bệnh ho gà thường có triệu chứng điển hình ở trẻ em dưới 6 tháng – 1 tuổi:

 
  • Khởi phát thường sốt nhẹ, chảy nước mũi như cảm cúm kéo dài từ 1-2 tuần
  • Sau đó, trẻ sẽ bắt đầu những cơn ho rũ rượi, dồn dập, tím tái gây ngưng thở, ho có cảm giác như vỡ lồng ngực, cuối cơn ho trẻ thường nôn ói gây mất nước và kiệt sức.
 

Hình 2: Trẻ có thể gặp phải cơn ho rũ rượi, dồn dập khi bị ho gà

(Nguồn: GSK)

 

Tiếng rít này đặc biệt nghe rõ ở trẻ nhỏ, nhưng có thể không có ở trẻ sơ sinh, trẻ lớn, và người lớn. Các triệu chứng có thể kéo dài 1 đến 2 tháng hoặc lâu hơn.

 

Người bệnh có khả năng lây nhiễm cho người khác cao nhất trong những giai đoạn đầu của bệnh và có thể tiếp tục phát tán nguồn bệnh cho đến 21 ngày sau khi các triệu chứng xuất hiện.

5. Biến chứng ho gà ở trẻ em?

Bệnh ho gà có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng và đôi khi dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, ở nhóm trẻ chưa tiêm đủ mũi vắc xin ho gà có nhiều khả năng bị biến chứng nghiêm trọng hơn.

 
  • Ngừng thở là biến chứng thường gặp nhất ở trẻ dưới 1 tuổi và có thể đe dọa tính mạng
  • Viêm phổi vi khuẩn thứ phát, là nguyên nhân của các phần lớn các trường hợp tử vong do bệnh lý hô hấp.
  • Biến chứng thần kinh như co giật

6. Phòng ngừa ho gà ở trẻ em?

Tiêm vắc xin ho gà là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh nguy hiểm này.

 

Vắc xin ho gà được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh, trẻ em, trẻ vị thành niên và trong một số các trường hợp là người lớn. Vắc xin ho gà thường được sử dụng dưới dạng vắc xin phối hợp (như vắc-xin 5 trong 1; hoặc vắc-xin 6 trong 1) giúp bảo vệ chống lại thêm các bệnh lý khác trong cùng 1 mũi tiêm, nhằm giảm số mũi tiêm, giảm đau cho trẻ. Trẻ cần tiêm ngừa đầy đủ theo liệu trình tiêm ngừa được khuyến cáo để có thể bảo vệ trẻ chống lại bệnh.

 

Tại Việt Nam, vắc xin ho gà được khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả trẻ nhỏ, 3 liều lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi và nhắc lại lúc 18 tháng tuổi.

 

Hình 3: Tiêm phòng là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ (Nguồn: Freepik, Accessed 11th June 2024)

 

Hãy gặp bác sĩ để tìm hiểu cách phòng ngừa hiệu quả bệnh ho gà cho trẻ!

 

Thông tin tham khảo:
1. World Health Organization: WHO. (2019a, November 7). Pertussis. https://www.who.int/health-topics/pertussis#tab=tab_1 (Accessed May 2024)
2. Pertussis causes and how it spreads | CDC. (n.d.-d). https://www.cdc.gov/pertussis/about/causes-transmission.html (Accessed May 2024)
3. Glanz JM, McClure DL, Magid DJ, et al. Parental refusal of pertussis vaccination is associated with an increased risk of pertussis infection in children. Pediatrics. 2009;123(6):1446-1451. doi:10.1542/peds.2008-2150
4. Hội Y học Dự Phòng Việt Nam. (2023). Khuyến cáo lịch tiêm chủng vắc xin cho mọi lứa tuổi ở Việt Nam (2nd ed.). Nhà xuất bản Y học.
5. Pertussis: Clinical complications | CDC. (n.d.-b). https://www.cdc.gov/pertussis/clinical/complications.html (Accessed May 2024)
6. Preventing Whooping cough (Pertussis) | CDC. (n.d.-b). https://www.cdc.gov/pertussis/about/prevention/index.html (Accessed May 2024)

 

Code: NP-VN-PVU-WCNT-240013 ADD 07/2024

Tài liệu dành cho công chúng

Tiêm chủng cần cho bạn Lịch tiêm ngừa Địa điểm tiêm ngừa