>
Tiêm chủng người lớn
Người lớn cần phải cập nhật lịch tiêm chủng đầy đủ vì miễn dịch từ vắc xin mà bạn tiêm lúc nhỏ có thể mất đi theo thời gian. Bạn cũng có nguy cơ mắc các bệnh khác nhau khi trưởng thành. Tiêm chủng là một trong những biện pháp chăm sóc phòng ngừa thuận tiện và an toàn nhất hiện có.
Bạn có thể cần các loại vắc xin khác tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe, công việc, lối sống hoặc thói quen du lịch của bạn. Tìm hiểu Vắc xin nào cần cho bạn và trao đổi với bác sĩ về loại vắc xin phù hợp với bạn.
Tìm hiểu thêm: Vì sao người lớn cần được chủng ngừa vắc xin
Nguồn tham khảo: Don’t Wait. Vaccinate to help protect yourself and your loved ones. (n.d.). https://www.cdc.gov/vaccines/adults/index.html (Accessed 30/05/2024)
Khi chúng ta già đi, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ suy yếu theo thời gian. Điều đó đặt chúng ta vào nguy cơ mắc một số bệnh cao hơn. Một số loại vắc xin được khuyến nghị nếu bạn trên 65 tuổi, thậm chí nếu bạn đang khỏe mạnh như cúm, phế cầu khuẩn, zona...
Tìm hiểu thêm: Vắc xin cần cho người trên 65 tuổi
Nguồn tham khảo: Recommended vaccines for adults. (2023b, September 8). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/vaccines/adults/rec-vac/index.html (Accessed 30/05/2024)
Với người mắc bệnh mạn tính, việc chủng ngừa rất quan trọng vì họ có hệ thống miễn dịch suy yếu, dễ mắc nhiều biến chứng nặng, bệnh nặng và kéo dài hơn, thậm chí phải nhập viện và tử vong từ các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin.
* Bệnh mạn tính như là tiểu đường, bệnh phổi (hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), bệnh tim...
Ví dụ, tiểu đường làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến việc kiểm soát lượng đường trong máu khó khăn hơn khi mắc cúm, dẫn đến nguy cơ nhập viện. Vì vậy, tiêm vắc xin cúm hàng năm là cần thiết cho những người mắc bệnh tiểu đường và các yếu tố nguy cơ khác.
Việc tiêm vắc xin an toàn cho những người đang dùng thuốc theo đơn. Tuy nhiên, một số người không nên tiêm vắc xin nhất định do dị ứng hoặc hệ miễn dịch yếu, như phụ nữ mang thai. Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về vắc xin mà bạn có thể tiêm
Tìm hiểu thêm: Vắc xin cần cho người mắc bệnh lý nền
Nguồn tham khảo: Hội Y học Dự Phòng Việt Nam. (2023). Khuyến cáo lịch tiêm chủng vắc xin cho mọi lứa tuổi ở Việt Nam (2nd ed.). Nhà xuất bản Y học.
>
Tiêm chủng cho phụ nữ mang thai
Nếu bạn đang mang thai, việc tiêm ngừa là cần thiết vì:
- Một số bệnh trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và sự phát triển của thai nhi như sảy thai, thai chết lưu hoặc bị dị dạng bẩm sinh.
- Phụ nữ mang thai thường ở độ tuổi trẻ và giai đoạn miễn dịch thu được từ các mũi tiêm lúc nhỏ đã giảm. Vì vậy, bạn có nguy cơ mắc bệnh và truyền cho con trong thời gian mới sinh.
Tìm hiểu thêm: Vắc xin cần cho phụ nữ mang thai
Nguồn tham khảo: Hội Y học Dự Phòng Việt Nam. (2023). Khuyến cáo lịch tiêm chủng vắc xin cho mọi lứa tuổi ở Việt Nam (2nd ed.). Nhà xuất bản Y học.
Các vắc xin sau đây không được sử dụng trong thời gian mang thai:
- Vắc xin sống giảm độc lực như: vắc xin Sởi đơn, Sởi và rubella (MR), Sởi-quai bị-rubella (MMR), Cúm sống, Bại liệt uống (OPV), Lao (BCG sống), Thủy đậu sống và vắc xin phế cầu PCV
- Vắc xin ngừa HPV: nên trì hoãn đến khi hoàn toàn kết thúc thai kỳ
Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện mỗi liều tiêm chủng.
Nguồn tham khảo: Hội Y học Dự Phòng Việt Nam. (2023). Khuyến cáo lịch tiêm chủng vắc xin cho mọi lứa tuổi ở Việt Nam (2nd ed.). Nhà xuất bản Y học.
Việc tiêm vắc xin cho phụ nữ cho con bú là an toàn với cả bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, phụ nữ cho con bú không nên tiêm vắc xin sốt vàng, trừ trường hợp họ đi đến vùng có sốt vàng và gặp nguy cơ mắc cao.
Ngoài ra, trẻ bú sữa mẹ phải được tiêm vắc xin theo đúng lịch của tiêm chủng quy định.
Tìm hiểu thêm: Lịch tiêm chủng cho bé
Nguồn tham khảo: Hội Y học Dự Phòng Việt Nam. (2023). Khuyến cáo lịch tiêm chủng vắc xin cho mọi lứa tuổi ở Việt Nam (2nd ed.). Nhà xuất bản Y học.
Một số loại vắc xin an toàn và được khuyên dùng cho phụ nữ trước, trong và sau khi mang thai để giúp người mẹ và con họ khỏe mạnh. Các kháng thể mà người mẹ phát triển để đáp ứng với những loại vắc xin này không chỉ bảo vệ họ mà còn đi qua nhau thai và giúp bảo vệ con họ khỏi những bệnh nghiêm trọng ngay từ đầu đời. Tiêm vắc xin khi mang thai cũng giúp bảo vệ người mẹ khỏi mắc một căn bệnh nghiêm trọng và truyền bệnh cho trẻ sơ sinh.
Nguồn tham khảo: Vaccines during Pregnancy FAQs | Vaccine Safety | CDC. (n.d.-b). https://www.cdc.gov/vaccinesafety/concerns/vaccines-during-pregnancy.html (Accessed 30/05/2024)
>
Tiêm chủng khi đi du lịch
Tiêm phòng vắc xin trước khi đi du lịch, du học hay định cư nước ngoài là việc cần thiết để bảo vệ bản thân trước các bệnh dịch đang lưu hành tại quốc gia đó. Đây cũng là quy định bắt buộc đối với hành khách nhập cảnh tại một số quốc gia. Trước khi khởi hành, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ để tìm hiểu về nguy cơ mắc bệnh tại quốc gia mà mình dự định đến và cách để phòng ngừa lây nhiễm.
Tìm hiểu thêm: Du lịch - Du học - Định cư nước ngoài
Tìm hiểu thêm: Vắc xin cần tiêm khi đi nước ngoài
Nguồn tham khảo: Recommended vaccines for adults. (2023b, September 8). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/vaccines/adults/rec-vac/index.html (Accessed 30/05/2024)
Để bảo vệ bản thân trước các bệnh dịch đang lưu hành và đáp ứng quy định nhập cảnh, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ để tìm hiểu về nguy cơ mắc bệnh tại quốc gia mà bạn dự định đến và cách phòng ngừa lây nhiễm.
Tìm hiểu thêm: Du lịch - Du học - Định cư nước ngoài
Tìm hiểu thêm: Vắc xin cần tiêm khi đi nước ngoài
Nguồn tham khảo: Recommended vaccines for adults. (2023b, September 8). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/vaccines/adults/rec-vac/index.html (Accessed 30/05/2024)