Theo thống kê của WHO, tiêm chủng là một trong những giải pháp can thiệp hiệu quả nhất, giúp ngăn ngừa từ 2 đến 3 triệu ca tử vong hàng năm1. Chủng ngừa đang ngày càng mở rộng cho nhiều lứa tuổi và giúp bảo vệ các thành viên trong gia đình khỏi những căn bệnh nguy hiểm. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, Hội Y học dự phòng Việt Nam và VPĐD GSK Pte Ltd tại Việt Nam cam kết đồng hành trong việc nâng cao nhận thức phòng bệnh trong cộng đồng.

Trải nghiệm khó quên của mẹ

"Đang đêm, con bỗng dưng sốt cao, ho, thở nhanh. Tôi đưa con nhập viện trong tình trạng khó thở, tím tái...Tim tôi thắt nghẹn khi bác sĩ kết luận: Cháu bị viêm phổi nặng!"

Đó là tâm trạng mà chị N.Tú (nhà Q5, TP. HCM) đã trải qua khi bé Na, con gái 2 tuổi của chị, phải nằm viện điều trị suốt một tháng vì bệnh viêm phổi.

“May mắn là con tôi nhập viện kịp thời; theo lời của bác sĩ thì: nếu không kịp thời điều trị, trẻ bị suy hô hấp nặng sẽ có nguy cơ tử vong”. Chị Tú rưng rưng nước mắt nhớ lại: các bác sĩ đã cho Na thở oxy, hỗ trợ hô hấp. Tình trạng con bé càng lúc càng nghiêm trọng, có khi con gần như ngưng thở! Bác sĩ đã đặt nội khí quản, cho thở máy.

Theo giải thích của bác sĩ với gia đình, thông thường hướng điều trị chính yếu là cho trẻ uống kháng sinh, nhưng do con tôi nhập viện trong tình trạng nặng nên phải chích kháng sinh đường tĩnh mạch. “Nhìn con lả người, bỏ ăn, lòng tôi xót xa!”

Giải pháp hiệu quả để con phát triển khỏe mạnh

Bé Na nhà tôi giờ đã qua cơn nguy kịch, nhưng lòng tôi luôn cảm thấy có lỗi với con. Tôi đã quá chủ quan trong việc chăm sóc sức khỏe cho con. Tôi đã nghĩ quá đơn giản, không có sự đề phòng. Tôi cứ cho rằng con ăn, ngủ, học đúng giờ giấc, vui chơi khoa học, đảm bảo dinh dưỡng thì sẽ khỏe mạnh, không mắc bệnh.

Nhưng sau lần con nhập viện, tôi đã tìm hiểu và nhận ra sự nguy hiểm của bệnh viêm phổi. Tôi cũng ý thức hơn và siêng tìm hiểu thêm kiến thức y khoa để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho con tốt hơn. Tôi thầm nhủ sẽ không để rơi vào trạng thái con mắc bệnh mới cuống cuồng chạy đi chữa trị nữa, mà phòng bệnh là cần thiết hơn cả.

Sau khi ra viện, tôi xin gặp bác sĩ điều trị cho con để tư vấn. Tôi đã “giật mình” khi bác sĩ bảo viêm phổi là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em.

Nghe bác sĩ chia sẻ, lòng tôi nặng trĩu, bởi vì không phải lần đầu con tôi bị bệnh đường hô hấp. Trước đó, nhất là vào thời điểm giao mùa mưa nắng thất thường; con tôi đã nhiều lần gặp vấn đề hô hấp nhưng ở mức độ nhẹ, nên tôi chủ quan. Tôi áy náy vì đã bỏ qua việc tiêm ngừa phế cầu khuẩn cho con, khi nghĩ rằng không cần thiết, vì mũi tiêm này không bắt buộc trong chương trình tiêm chủng quốc gia và mải chạy đua với nhiều mối lo khác.

Kinh nghiệm đúc kết trong quá trình chăm sóc con

Với những gì đã trải qua, và từ lời khuyên của bác sĩ, tôi muốn chia sẻ với các bậc cha mẹ đang có con nhỏ: “Hãy phòng bệnh cho con bằng biện pháp chủ động nhất có thể. Biện pháp thụ động như rửa tay, mang khẩu trang, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đúng và đủ chất, tăng đề kháng cho trẻ tuy cần thiết nhưng chưa đủ. Biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ bằng vắc-xin vẫn chủ động hơn và hiệu quả hơn.

Tư vấn bác sĩ về chủng ngừa và truy cập website tiemngua.com để biết thêm thông tin và các phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra.

Thông tin tham khảo

Thông tin chuyên môn có được qua phỏng vấn BS BV Nhi đồng về bệnh hô hấp trẻ em do chính người viết thu thập được

Code: NP-VN-GVX-OGM-220001 ADD: 09/2022